Nghiêm Xuân Đức
Thoáng lặng chiều Thu
Xem đày đủ qua Dropbox : Đường link http://dl.dropbox.com/u/5410557/Thoang%20lang%20chieu%20thu%20In%202006.doc
Thường phải : Bôi đen đánh dấu đường link - Chuột phải - download - Mở xem ở mặc định My docs - download - documents Dùng xong nên xóa đi cho đỡ tốn chỗ.
hoặc Chỉ chuột vào đường link - Nhấn Đi tới đường link http://... Open hoặc Save
Tác giả
Nghiêm Xuân Đức
Sinh ngày 10-1-1940
Quê quán : Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh
Địa chỉ : 5/487 Kim Ngưu Hà Nội
ĐT : 8621908
Bác sĩ chuyên khoa cấp hai về Bệnh truyền nhiễm
Nguyên chuyên viên cao cấp
Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế
Hội viên Câu lạc bộ thơ Hải Thượng
Lời giới thiệu Vũ Quần Phương Hồi còn là sinh viên Y khoa, có những tối, tôi cùng Nghiêm Xuân Đức chung phiên trực ở bệnh viện. Nửa đêm về sáng, thường các người bệnh dịu cơn đau, buồng bệnh yên tĩnh, Đức và tôi hay trò chuyện với nhau về những bài thơ dịch từ tiếng Pháp, thơ của Aragon, của Paul Eluard…Đức dịch là chính, anh giỏi tiếng Pháp hơn tôi. Nhưng tôi thạo thơ hơn anh, nên anh đem ra trao đổi. Hơn bốn mươi năm đã trôi qua.Tôi đã chuyển hẳn sang làm văn chương, từ 1972, sau bảy năm làm việc ở Bộ Y tế. Đức thì làm bác sĩ ở nhiều tỉnh, cuối cùng cũng về Bộ Y tế, Vụ Đào tạo, từ 1975. Anh là người yêu chuyên môn, chịu học, việc làm thơ thưa vắng dần. Bây giờ đã về hưu, anh trở lại với thơ, dịch và viết.Anh sinh hoạt khá đều đặn trong Câu lạc bộ thơ mang tên Hải Thượng của những thày thuốc làm thơ. Nghiêm xuân Đức viết khá đều. Qua những bài anh đọc, tôi thấy anh có tư duy thơ. Phẩm chất này, bài thơ dù còn vụng dại câu chữ, nó vẫn cứ tạo nên cốt cách của thơ, người viết vượt qua lối viết phong trào tức cảnh sinh tình, đề tài và cảm nghĩ thường theo thời thượng, có tính đa số. Tư duy thơ ấy thể hiện ở chỗ tìm được ý nghĩa rộng xa trong những đề tài không có gì là xa rộng. Ông lão mài dao kéo đi rong quanh nam trên các phố hè thành phố, chuyện ấy có gì mà nên thơ, nhưng tâm tư ông mài dao theo Nghiêm Xuân Đức : Việc mình là mài dao kéo sắc Họ cắt vào đâu có biết đâu Thì đã đụng vào những chuyện rộng xa hơn chuyện mài dao nhiều. Nói kiểu chữ nghĩa là ý thơ có tầm khái quát, tác dụng của nó là làm cho người đọc phải nghĩ sâu nghĩ xa vào việc đời, có thể nghĩ tới cả ông Nobel tìm ra thuốc nổ, thấy người ta dùng nó làm thuốc súng mà ân hận mãi. Việc nghĩ lan man ấy là quyền của người đọc hay quyền bình tán của các nhà phê bình. Người làm thơ không được tự tán ra ngay trong bài thơ, không được nói ra quá rộng so với sức gợi của đề tài. Người làm thơ cứ phải bám vào ông mài dao cụ thể. ấy là phép chừng mực của thơ. Nói qúa là thành tư biện, thành thơ giáo lý, khô khan, khó chịu. Nghiêm Xuân Đức biết cách thu ngôn luận vào ông mài dao, mà lại nói được nhiều chuyện ngoài nghề mài dao, kể cả cái nghề y tế của anh lẫn nghề bán thịt chó, mà thái độ khen chê rõ ràng: Tôi mài dao kéo cho viện nọ Dao kéo họ cùn, nghĩ phát kinh Sắc nhất là dao anh thịt chó Cứ mấy ngày tôi phải rảo quanh Mài dao thuê là nghề mọn, nhưng đáng quý vì nó giúp cho người và nuôi được mình, ông thợ mài nghèo khó thấy tự mình yêu nghề, chỉ một chút thôi nhưng đủ để ông yên tâm sống, có lý sống. Ông tự hào chính đáng nhưng ta thoáng xót xa. Tác giả biết thể hiện suy nghĩ ấy bằng hình tượng chứ không nói lộ ra kiểu Vinh quang thay ông mài dao kéo quê ta ! Nói đến thế cũng là khoa trương, sáo. Nghiêm Xuân Đức để ông mài dao tâm sự và anh thì quan sát, quan sát nụ cười tươi hết cỡ nhưng không còn răng. Khuynh hướng tư tưởng của tác giả tự bộc lộ: Cháu con nghèo khổ đừng ăn bám Chút tài riêng chớ để rỉ mòn Nụ cười không răng làn da xạm Tiếng rao bạt gió vẫn lạc quan Nghiêm Xuân Đức biết tìm thơ từ trong cuộc sống của chính mình, anh không viết theo người ta. Đọc thơ của các nhà khoa học thấy ưu điểm này khá phổ biến, tạo một nét trội so với thơ của giới khác. Thỉnh thoảng cũng gặp vài ông nói theo thời, tìm hiểu kỹ thì thấy sự nghiệp khoa học của mấy ông cũng là "gặp may". Khoa học là cứ phải tự quan sát trăm nghe, không bằng một thấy. Bác sỹ Nghiêm Xuân Đức thấy một anh con trai quê vào viện chăm mẹ ốm. Anh gầy, mặt buồn, nhẫn nhục chịu người ta quát mắng. Bốn câu cuối của bài thơ kể chuyện lại có gì làm ta sững người. Người con, người mẹ, người thiên hạ và cả tác giả (vốn là ông thày thuốc) hiện cả ra trong bốn câu thơ, mười tám chữ này. Tác giả kể khách quan, "vô cảm" mà ta ứa nước mắt: Cả ngày chịu la mắng Chờ vắng người áo trắng Lẻn vào lo cháo cơm Mẹ nhìn con im lặng Bài thơ đặt tên chữ Hán Hiếu tử hành làm nhớ hơi hướng thơ Đường thời ông Đỗ Phủ. Cái cách tìm thơ ấy, tìm từ những việc bình thường, nhỏ bé, không đáng đưa lên báo, chính là chỗ cây bút không chuyên Nghiêm Xuân Đức tách dần khỏi thơ phong trào (đang rất sầm uất nhưng ít hương vị riêng). Bài hoàn chỉnh của Nghiêm Xuân Đức còn thưa. Câu hay thì đã thấy nhiều. Hay không phải vì bút pháp. Bút pháp là chỗ anh phải rèn thêm. Cũng tốn công phu đấy nhưng chắc anh làm được. Câu hay ở chỗ anh hiểu việc đời, có cái nhìn thấu đáo vào nông nỗi con người. Không quá tả mà cũng không quá hữu, như tôi đã nói về sự chừng mực ở trên. Với một ông thầy giáo làm thêm nghề chạy xe ôm, Anh không cao giọng ca ngợi ca nhân vật hoặc lên án xã hội. Cái thứ háu đá ấy thật ra rất là ngựa non, chả tích sự gì. Nghiêm Xuân Đức chỉ nói vừa với tầm vốn có của cuộc đời. Anh mượn lời ông giáo dạy sử kiêm xe ôm ấy: Lương thấp nhà nghèo làm thêm là hợp lý Có sợ gì kẻ cướp với đường xa Chỉ băn khoăn phụ huynh trường nhà Thấy mình kiếm ăn trên đường cát bụi Mũ bảo hiểm lúc nào tôi cũng đội Bài thơ dừng ở đấy, chỗ ông xe ôm dùng mũ bảo hiểm để dấu đi khuôn mặt thầy giáo. Tôi thấy là hợp lý. Chừng mực, hàm xúc, dành chỗ cho bạn đọc nghĩ ngợi. Về con nhện chăng tơ, anh tìm được ý hay: Ai rút ruột ra làm đường đi cho mình Và treo mình lên một đời thanh thản Giới hạn mình bằng tơ lòng mỏng mảnh Anh sáng tạo ra một nhân vật Lý Thông mới, bằng toàn chất liệu cổ tích nhưng tính cách rất bất ngờ. Bút pháp khá sắc sảo, đau đớn. Anh mong ở thiên niên kỷ mới này đừng em bé nào phải làm Thánh Dóng, ba tuổi đầu đã phải ra trận. Đứng trước tháp cổ, Nghiêm Xuân Đức không xuýt xoa với kỳ quan mà anh thương cho toà tháp phải đem cái hấp hối của mình mà tạo kỳ quan. Có thể tác giả hơi khó tính. Nhưng bài thơ thú vị là cho thêm một cách nhìn di tích, nhìn như nó đang sống: Khảo cổ lăng xăng đào bới như gà Du khách ngậm ngùi mang hoài niệm đi xa Khúc gỗ chống thương mình mỏng mảnh Trong ráng chiều tháp lẫn với cỏ hoa Tuổi lớn bắt đầu đau xương đau khớp. Là bác sỹ anh biết cái thứ đó thuốc không chữa tiệt được, phải chung sống với nó. Nó còn là cái đau tích tụ của một đời người từ thủa bát muối vay dân, lũ quét sụt đường. Câu kết của bài thơ mới đúng là cách chữa bệnh, nghĩ được thế thì bệnh phải chịu, đúng hơn chịu được bệnh: Nếu phép màu cho chuyển lùi năm tháng Sương gió nẻo xưa ta lại lên đường Thơ của cây bút trẻ này là thơ của người vào tuổi lớn, là một cách đúc kết những chiêm nghiệm đời người. Nghiêm Xuân Đức có sáng kiến mượn hình tượng hoa và quả nói nỗi mình, gọi là tự an ủi cũng đúng mà bảo là tự hào cũng có lý: Hoa rực rỡ muôn màu Quả chi’ trầm tĩnh đỏ Hương hoa bay theo gió Quả nằm lặng trong tay (…) Trăm hoa đậu một quả Ong bướm nào ghi danh Nghiêm Xuân Đức đưa tôi tập bản thảo này với một sự rụt rè rất bất ngờ với tôi. Khi đi học, anh đối xử với tôi có dáng một người anh ở chỗ anh hay nhường tôi khi có tranh luận, lại hay tìm ra cái để khen tôi làm tôi hào hứng. Đức là loại tính cách già dặn từ khi còn rất trẻ. Anh chăm học và tự tin. Sau này về Bộ làm công tác đào tạo là đúng sở trường. Tác phong thị phạm rõ lắm. Cái cách anh nhờ tôi đọc thơ hơi khách khí nhưng quả thật, có làm tôi xúc động. Hơn bốn mươi năm bao nhiêu dâu bể của đời người. Mọi kỷ niệm xưa đã thành xa thăm thẳm. Tất cả các bạn bác sỹ của khoá tôi hồi ấy đã về hưu. Đau yếu, tật bệnh. Nhiều người đã ra đi. Một lần gặp bạn là một lần hình dung năm tháng. Tôi thấy những bài thơ của Đức dưới mắt mình là những câu tâm sự, tâm sự với bạn bè cùng khoá, cùng nghề, tâm sự với bạn gần xa đã từng đi chung những đoạn đường năm tháng với mình. Quả có đôi câu chữ chưa thể hiện hết nỗi lòng, nỗi nghĩ của tác giả. Nhưng lòng người đọc khi đã cộng hưởng với người viết thì nghe chưa ra, chưa rõ, tâm trí cũng đã cảm được rồi. Hà nội, ngày 09 tháng 9 năm 2005 Vũ Quần Phương Sông NgânCon sông chảy lơ mơ trong huyền thoại Những chàng Ngưu ả Chức xa nhau Ô Thước đàn chim chắp cánh nhịp cầu Tháng Bảy lê thê ngày mưa tầm tã Tái hợp, chia ly, khúc điệp ca buồn bã Bao giọt lệ rơi ròng rã cơn mưa Bao nhiêu sông cho đủ những tiễn đưa Bao nhiêu cầu nối lại tình xưa cũ Chỉ một con sông , một cây cầu có đủ Cho hợp tan day dứt cả nhân gian...
Suối đãi vàngHọ phun nước và cuốc cào tầng đá cổ Xả vào dòng chảy lớp bùn nhơ Xua đuổi tiếng chim, đạp bằng hoa cỏ Bướm rừng nào còn lại với suối mơ Anh cũng phải đãi vàng , ai chả thế Nhưng anh đừng tàn hại suối trong Hãy lắng đọng và chắt chiu bụi vàng kiên nhẫn Dù chỉ làm ra một hạt nhỏ ước mong Luân HồiKiếp này làm trâu ngựa Đời trước là vua quan Những tiền kiếp đa đoan Sắc- Không luân hồi mãi Dưới chín tầng Địa Ngục Trên mười phương Thiên Đường Bể Khổ và Cực Lạc Ngẫu nhiên phận Âm Dương Thiện Ac mơ hồ quá Ngày Phán Xử cuối cùng Đời này mang thân phận Bao nghiệp trước mông lung Cứ Tiêu Dao tự tại Giác Ngộ ở lòng ta Đừng sợ gì Địa Ngục Đừng mơ Thiên Đường xa Cô gái đua xe lănĐường đua vắng lặng Em đua một mình Mồ hôi bết tóc Trong nắng bình minh Hai chân đã liệt Còn tay , còn tim Xe lăn thân thiết Vọt bay như chim Vượt bao rào cản Vượt lên thời gian Em đua để vượt Số phận gian nan Chiếc xe vun vút Lướt trong bình minh Đốm hồng ngọn đuốc Thắp sáng lòng tin Mô phỏngTàu bay mô phỏng con chim Tàu ngầm bắt chước cá chìm biển sâu Bọ que khô khốc cành dâu Ra đa phát sóng nhiệm màu con dơi Anh là Rô-bốt em ơi Làm sao mô phỏng tim người anh yêu Chắp nhặt dông dài***Hôm nay họ đến thăm thày Xe bóng loáng và hoa đày tay Người thành đạt nhớ công dưỡng dục Thày cười không răng , tóc trắng bay... *** Niềm vui là đeo quá khứ lên ngực trái ánh huân chương soi mát hồn ta Cũng biết đời còn thác ghềnh phía trước Vinh quang ngọt ngào ai nỡ rời xa ! *** La Hán nhăn mày,Di Lặc cười toét miệng Di Đà trầm tư trong khói trầm xanh Và Quan Âm bế hài nhi âu yếm Niết Bàn đời thường mê đắm cả Em-Anh. *** Trang giấy mỏng soi lên thấy tim nhà thơ Kể cả khi anh uỡn ẹo giày gót cao và bết bê son môi kỹ nữ Nếu thơ anh ấm nồng như giòng máu đỏ Thì trái tim kia đồng nhịp với những ước mơ... Tìm em Tìm em từ trẻ đến già Vẫn trên môi nỗi khát khao Vẫn trong đôi mắt ánh sao buổi đầu Bên nhau giữa những cơn đau Chung vai chia xẻ gian lao cuộc đời Chẳng gì ngăn cách em - tôi Mà sao có lúc xa vời trùng dương Những chiều lãng đãng khói sương Em như xẩm tối trên đường tôi đi Mi cong kia nghĩ suy gì Những lời bình thản tôi nghe hững hờ Nụ cười hiền dịu lửng lơ Trong im lặng ấy tôi ngờ sóng đêm Bao lời tâm sự thân quen Nỗi gì cam chịu triền miên tháng ngày Mộng thời con gái xa bay Âm thầm nghĩa vụ , vai gày trao nghiêng Ước gì tôi nhập hồn em Để tôi khỏi mãi đi tìm nửa kia… Nghe thấy ở Trường ThànhBất đáo Trưòng Thành phi Hảo Hán Du khách lặng im , dạ thẫn thờ Gíó trên trên chiến địa ngàn năm ấy Cùng tiếng gươm đao vọng đến giờ Khí phách giương cung bắn chim Điêu Giong cương thảo dã , hát phiêu diêu Bây giờ đá xám dài vạn lý Như dãy mồ hoang khuất ráng chiều Tiếng khóc Chiêu Quân với Hạnh Nguyên Lẫn trong tiếng thét của muôn quân Aỏ não tiếng ru nàng Chinh Phụ Trong gió thảo nguyên rít triền miên Hoà giải ngàn thu hận Hán – Hồ Tô Vũ chăn dê đến bao giờ Trường Thành ca mãi lời của đá Nhất tướng công thành , vạn cốt khô Có những ngàn năm huyền thoại mông lung Đào bới mãi chỉ thâý trống đồng và rìu đá Nhưng để lại cho ta Âu Cơ phì nhiêu vạm vỡ Trăm trứng Rồng phồn thực sinh sôi Sơn Tinh , Thuỷ Tinh tranh đấu mãi không thôi Bánh dày,bánh chưng và trầu cau đằm thắm Bài học Mỵ Châu vì yêu mà để mất nỏ thần rồi bị vua cha chặt đầu bên biển thẳm Và chú bé lên ba ăn nong cơm , nong cà để vụt lớn lên , đi đánh giặc bằng ngựa sắt với gậy tre Rồi ngàn năm tối tăm nô lệ lại qua đi Đốm sáng Triệu Việt Vương loé lên trong đầm lầy Dạ Trạch Đoàn cống phu gánh vải của Mai Thúc Loan vùng lên đạp bằng thành quách Nghĩa quân Phùng Hưng gọi thủ lĩnh mình là mẹ , là cha Ngàn năm nước mắt và máu chảy chan hoà Trên con đường tìm ngọc trai , sừng tê của những bàn chân Giao chỉ Có ngàn năm sáng tối từng thế kỷ Đau lòng với Lê Chiêu Thống ,Trần Ich Tắc đớn hèn . Với Hịch Tướng Sĩ và Cáo Bình Ngô , ta lại ngẩng đầu lên Nghe tiếng voi gầm thời Bà Triệu , Bà Trưng vọng thành tiếng pháo oai hùng trên núi rừng Tây Bắc Vó ngựa đá Lý Thường Kiệt lên đường giết giặc In hằn trên vết xích xe tăng khắp nẻo chiến trường Mũi tên đồng từ cây nỏ An Dương Vương Bay lên thành tên lửa đốt Pháo Đài Bay cháy rực Thiên niên kỷ này Cầu mong không còn ai khổ cực Trẻ lên ba không xung trận sa trường Bà mẹ cất súng đi , cất lời ru yêu thương Dòng lệ quanh thân cô Kiều chảy thành dòng suối hoa thơm ngát Nàng Tô Thị đón chồng về trong tình yêu rào rạt Cái niêu thần vô tận Thạch Sanh chia khắp mọi nhà Thiên niên kỷ này đày ắp thơ ca Câm bặt tiếng thét hận thù và tiếng súng Ôi thiên niên kỷ của bao nhiêu hy vọng... Sông in hình bóng núi triền miên Những Bắc Quang , Vị xuyên , Hàm Yên... Dáng cọ hiền hoà , dáng rừng già dữ dội Như con rồng uốn lượn giữa thiên nhiên Sông ầm ào xô nghiêng vách đá Sóng giận hờn bọt tung trắng xoá Phong lan vẫn xoè hoa , in bóng nước trong. Thuyền đi rồi để bến chờ mong Bên sông xây nhà , bên sông chiến đấu Có ai mơ làm người Sông Lô không Ta đã hiến cho sông đoạn đời trai trẻ Để thu về tràn bờ nỗi nhớ mênh mông... Trăng trôiNon cao biển rộng , lòng người ở đâu Bụi hồng gió cuốn xa nhau U hoài tìm hỏi trăng sao trên trời Lời xưa hẹn dưới trăng trôi Trăng mang lời hẹn theo người trôi xa... Tháp đổ nghiêng như thời gian xiêu Mặt trời nhăn mày cái nhìn đổ lửa Vào lương tri và lịch sử mốc meo Mặt tượng trầm tư, mắt đá tràn thương cảm Vũ điệu Ap xa ra, ngực căng , tay mềm Lời rao giảng của nhà hiền triết Vẳng theo tiếng chiêng cồng và khúc hát dịu êm Khảo cổ lăng xăng đào bới như gà Du khách ngậm ngùi mang hoài niệm đi xa Khúc gỗ chống thương mình mỏng mảnh Trong ráng chiều tháp lẫn với cỏ hoa Ai đến cũng quên cả lối về Nỡ để Sao Khuê về lại đến Vườn Vải trăm năm hận tái tê... Ông lão mài dao kéoĐao Đồ Long hay Bảo Kiếm gia truyền Chỉ dao bầu mẻ và kéo rỉ Hòn đá mài và câu chuyện hồn nhiên ”Tôi mài dao kéo cho Viện nọ Dao kéo họ cùn , nghĩ phát kinh! Sắc nhất là dao anh thịt chó Cứ mấy ngày tôi phải rảo quanh. Việc mình là mài dao kéo sắc Họ cắt vào đâu có biết đâu ? Chỉ biết mình nhìn ra thép tốt Giúp cho sắt thép được bền lâu Cháu con nghèo khổ đừng ăn bám Chút tài riêng chớ để rỉ mòn…” Nụ cười không răng , làn da xạm Tiếng rao bạt gió vẫn lạc quan… Phế tíchTrăng thề còn đó giữa trời cho đời Mũi Né ...Thuyền tìm gió táp mưa sa Vì trong giông bão mới là bình yên (Thơ Lec- môn- tôp) Nơi đây tàu thuyền vào né bão Sóng biển hiền hoà mặc gió giông Em bình thản bên anh trên biển lặng Anh né vào đâu trong trận bão lòng... Nhớ Sông Lô Tặng PĐN Trách Côn SơnCôn Sơn mây và núi say mê Người nặn tò he Nào có gì đâu Chút bột nhiều màu Con dao, cái lựơc Mà lòng xôn xao Quan Công mặt đỏ Thiếu nữ áo xanh Con gà trống tía Liếc mắt đa tình Bàn tay như múa Râu bạc lung linh Ông già Sáng Thế Buồn bã nhìn quanh Người mua búp bê Mua súng, mua xe Lặng im góc phố Ngơ ngẩn tò he... Có những đêm một đèn , một bóng Trang sách mơ màng bỗng thấy hồn ma Khuôn cửa sổ thoáng Nàng Hồ kiều diễm Dáng Liêu trai lãng đãng gần xa Vòng tay giá băng bên mình rắn quấn Rừng rực trên môi ngọn lửa vết son Mềm dịu đào tiên và đường cong say đắm Vũ khúc cuồng si, hương xạ mê hồn Nào ai biết những Kiều Na , Dạ Soa ấm áp Hồ Ly , lạnh rợn thây ma Những hang động và nghĩa trang u tối thành Lâu đài rộn rã đàn ca Hồ Tinh chung tình , Hồn Ma hút máu Nghiã khí với gian tham đâu phải chuyện Liêu trai Đường đời đa đoan , bon chen chán ngán ám ảnh muốn vào ảo cảnh cùng ai... Hiếu tử hànhKhuôn mặt gày buồn xo Tránh gió ngồi co ro Bên gốc cây cổng viện Người qua lại thờ ơ Mẹ già lâm bệnh trọng Le lói tia hy vọng Bán trâu , bán mảnh vườn Nét ưu tư còn đọng Mẹ mình không người chăm Ai nâng giấc sớm hôm Con trai theo hầu mẹ Con dâu nuôi đàn con Chờ vắng người áo trắng Lẻn vào lo cháo cơm Mẹ nhìn con im lặng Dỗ dành xuôi ngược Anh dỗ em xuôi dòng sông đến vùng cửa biển Nơi nước và mây hoà quyện chân trời xa Anh dỗ em ngược con đường lên miền núi thẳm Thác ghềnh thành dòng sông chảy hiền hoà Anh dỗ em xuôi thời gian đến ngày đầu bạc Tay trong tay ta vẫn bên nhau Anh dỗ em ngược cuộc đời về thời thơ ấu Ngựa trúc, mơ xanh e ấp tình đầu Nhưng em vẫn giận hờn anh mãi Mặt hồ cau có rợn sóng thu Thuyền anh chao đảo trong gió lạnh Chèo mãi mà không cập bến bờ Hay ta lại xuôi dòng em nhé Về miền Cực Lạc , xứ Thiên Thai Hay ta lại ngược thời Tiền sử Để thấy Khủng long , Dương xỉ muôn loài Cứ ngược xuôi hoài rồi cũng gặp Ê va Dỗ A đam ăn trái cấm vườn nhà Em nghe đỏ má cười e lệ Người chạy xe ômÔng xe ôm là người hay chuyện Giúp khách quên đi quãng đường xa Mũ bảo hiểm và giọng nói hiền hoà Khách đỡ sợ cái xe cọc cạch Chuyện cổ kim tinh thông sử sách Từ nhà Thanh đến đất châu Phi Miếu đền và tên phố dọc đường đi Cứ vanh vách danh nhân và sự kiện Rất rạch ròi cái ác và điều thiện Vẫn băn khoăn di tích bị lãng quên Có một điều trăn trở triền miên Là thày giáo dạy môn Sử ký Lương thấp, nhà nghèo, làm thêm là hợp lý Có sợ gì kẻ cướp với đường xa Chỉ băn khoăn phụ huynh trường nhà Thấy mình kiếm ăn trên đường cát bụi “ Mũ bảo hiểm này lúc nào tôi cũng đội ! ” InternetChú chuột con chíp chíp vô tư Phải đâu Cân Đẩu Vân Tề Thiên Đại Thánh Đâu Ngũ Hành bàn tay Như Lai vô tận Mà nối ta với hoàn vũ mênh mông Anh thấy nụ cười em như phép thần thông Làm lắng dịu nỗi niềm xa cách Chỉ một micron chứa ngàn vi mạch Cho anh bồi hồi nhịp đập trái tim em Ta nhập vào thế giới vô biên Sôi nổi khúc hoà đồng nhân loại Ngỡ ngàng ước mơ tuổi thơ huyền thoại Biết mình vượt xa những ảo ảnh Tây Du... Quan Thế Âm Bồ TátHoa ngát , hương trầm lan Bồ Tát ngàn tay vàng Ngàn mắt long lanh sáng Màu nhiệm nước cành dương Trên Toà Sen anh minh Cứu khổ cho chúng sinh Lắng nghe từ xa thẳm Lời cầu mọi sinh linh Em không trên toà sen Lời cầu khẩn thân quen Cũng thờ ơ chẳng thấy Anh chìm đắm ưu phiền Anh cầu một bàn tay Một ánh mắt hôm nay Nước cành dương một giọt Cứu rỗi anh ngàn ngày Hãy chờ xem , hỡi Lý Thông mày ! Vài người bệnh buồn lo Những căn phòng vắng lạnh Bóng áo trắng co ro Gíó núi lùa thêm mạnh Mảnh trăng hạ tuần cong như lưỡi háiĐêm nay Giao thừa không dám ló ra Thần Chết tinh ranh cam tâm thất bạiThêm một ngày – một năm – người lại thắng ma Cất dao kéo, bày bàn ngũ quả Cùng thắp nén hương trên tủ đầu giường Mùi khói trầm át đi mùi thuốc Thêm ấm lòng những kẻ tha phương Tống cựu nghênh tân , giờ thiêng đã điểm. Vọng mơ hồ tiếng sóng phát thanh Góc núi này một nhà thương im lặng Truyền sự sống cho những sinh mạng mong manh Thày thuốc bóc chiếc bánh chưng thanh đạm Chúc bệnh nhân vui hưởng mùa Xuân Giọt máu thấm băng hồng lên sự sống Như mầm hoa lại nở trên non Gửi người thợ phục sinh sông Kim NgưuCon sông này hắc ám thê lương Dòng nước chết chảy từ địa ngục Những kiếp người trong mái lều lụp xụp Sống mòn số phận xóm liều Các anh đến đây vào một buổi chiều Mũ nhựa , ngực trần , máy bơm , máy xúc Tiếng nói trộn nhiều miền đất nước Cùng một lòng khôi phục sông xưa Điều diệu kỳ không dễ hiện ra Mặt sông vẫn hằn nếp nhăn đen tối Nhưng đèn chùm đã sáng lên chấp chới Liễu ven bờ xoã tóc tung bay Đã hiện lên hy vọng khúc sông này Trên bến dưới thuyền , đèn hoa rực rỡ Những lứa đôi thanh tao miền Kẻ Chợ Những nhịp cầu lễ hội giao duyên Xin gửi các anh trọn một niềm tin Hãy dắt về đây con Trâu Vàng thưở ấy. Mười người con…! Thần nhân chỉ cần có vậy ! Mà nay ta đội ngũ trùng trùng ! Đưa em đến bến đò ngang Tặng học viên các lớp Sư phạm Y học Đưa em đến bến đò ngang Tiễn em một đoạn quá giang , thày về… Đò ngang trên bến sông quê Thân quen mùa phượng , tiếng ve bao ngày Eo xèo nào quản đò đầy Bến bờ vừa cập lại quay mũi đò Mái chèo trao gửi học trò Em cầm cho vững mà lo phận mình Hoàng hôn cùng với bình minh Từ nay gắn với hành trình đò ngang Băn khoăn giáo án từng trang Chăm lo số phận trái ngang từng trò. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ Con đò chở Đạo giữ cho bền lòng Ân cần đưa sáo sang sông Đã mòn con mắt ngóng trông từng ngày Cháu đi rước đènCháu đi rước đèn Môi cười hớn hở Trung Thu rực rỡ Trăng tròn bình yên Mẹ đi rước đèn Bánh dẻo đường đen Mũ rơm , áo cũ Dép nhựa lấm lem Ông đi rước đèn Hạt bưởi thắp lên Một quầng sáng nhỏ Soi tỏ đường quen Đường ông và mẹ Gập ghềnh triền miên Hôm nay trăng sáng Cháu đi rước đèn Cánh én đầu tiênMột con én không làm nên mùa xuân ( Ngạn ngử Pháp) Một chim én cô đơn Báo sớm mùa xuân đến Cánh xập xoè trên bến Sông vắng , đồng không hoa Nước vẫn lặng như tờ Gíó bấc , trời u ám Dưới những vầng mây xám Trơ trụi hàng cây khô én bảo đông đã qua Hết những ngày giá lạnh Trong hạt mầm thúc mạnh Cành sẽ nảy chồi tơ Hàng năm tôi đợi chờ Con én quen đến sớm Run rẩy và dũng cảm Ríu rít báo xuân sang Rồi cả đàn én về Khi mặt trời sáng tỏ Ai nhớ niềm vui nhỏ Với cánh én đầu tiên Xuống sân bayDãy đèn đường băng mờ nhạt trong sương Tôi bay nơi nơi rồi hạ cánh về quê mẹ Sẽ giã từ những động cơ mạnh mẽ Nghe cỏ hoa dưới đất gọi mời Tôi từ tôi bay đến chính tôi thôi Đài không lưu nào chỉ con đường đúng nhất Dù có bay vòng cao vòng thấp Nơi hạ cánh là hy vọng của lòng ta Con nhện Ai rút ruột ra làm đường đi cho mình Và treo mình lên, một đời thanh thản Giới hạn mình bằng tơ lòng mỏng mảnh Để đọng giọt sương hạt ngọc long lanh... Nhện vàng , nhện đen vương vào vai áo Làm sóng lòng thiếu nữ xôn xao Điềm dữ , điềm lành nào ai báo trước Hạt mưa sa vương vấn chuyện mai sau... Sóng Phan ThiếtBiển Phan Thiết, nơi sóng cồn tha thiết Và Hòn Rơm , mùi cá biển nồng say Ngoạ Du Sào , nơi ngâm thơ đọc sách Nhớ Làng Sen gắn bó một trời mây... Sóng nơi đây xao động lòng trai trẻ Bến Nhà Rồng và biển á- âu Người ra đi và trở về mới mẻ Sóng biển này rung chuyển cả năm châu Theo nhauMây theo mưa để đi vào lòng đất Ong theo hoa để làm mật cho đời Son theo hoa Đào mong cặp môi tươi Anh theo em tìm Thiên đường hạnh phúc Đất thoả thuê cơn mưa phồn thực Mật được hương man mác ngọt ngào Môi đắm say nụ hôn hoa đào Anh theo em... một đời ngơ ngác... Xem tranh “ Kéo thuyền trên sông Von ga”Tôi lẩn khuất ở Ec- mi- ta- giơ Thờ thẫn như một vong linh quỷ ám Khi bàu trời Nê-va màu xám Soi dòng sông tuyết băng Cả khi Đêm trắng và Bắc cực quang Tôi lại đến để nhập hồn vào khung tranh ấy Trong cái khung dát vàng lộng lẫy Những người phu kéo thuyền bặm trợn , xác xơ Mặt xạm đen và râu tóc bơ phờ Chân bám miết , tay nổi gân thừng chão Họ kéo mãi con thuyền Nga già lão Trong điệu Hò dô mênh mang buồn thảm thảo nguyên xanh … Giữa bức tranh một bóng dáng mong manh Khuôn mặt trắng xanh , đôi tay hờ hững Mảnh khảnh liêu xiêu , chân không bám vững Như lạc trong đoàn phu lực lưỡng của Von-ga Bên tai tôi lao xao những người Nga Họ bảo : “Chàng trẻ này sẽ chết !” Tôi thất thần nhìn ra đoạn kết Từ bức tranh linh hồn bay lên ... Bức tranh ám ảnh tôi triền miên Tôi lại đến để chia tay chàng trai trẻ ... Tôi xa Nê-va hai mươi năm có lẻ Biết bao giờ lại đến vĩnh biệt ANH ... Bài thơ về các Thiên Niên KỷTháp Bút“Tả thanh thiên” – viết lên trời xanh Ông Nguyễn Siêu viết gì trên đó Bên Hồ Gươm cây lộc vừng lặng gió Liễu tóc em cũng im lặng xoã dài Mắt đen em thầm lặng nhìn tay Ngón tay em thon dài tháp bút Ngón tay anh vụng về dùi đục Mười ngón thô không một hoa tay Em chẳng muốn nghe lời thô vụng chiều nay Nhưng hãy làm Đài Nghiên kiên nhẫn Để anh viết lên điều bất tận Em đã nghe từ thửơ ban đầu Anh và EmCon bọ hung và con hươu Với bộ sừng kềnh càng Anh là con nào ? Anh không biết được ! Chỉ có em bảo anh là hạt thóc Và giã Và xay Và nấu thành cơm Chỉ có em bảo anh là con cóc Và bảo nghiến răng để cầu nước Phản cảm với Waltz DisneyNhững tiên đồng của thế giới này Cũng như tôi, yêu Anh lắm đấy Waltz Disney , Anh là người vĩ đại Những xứ sở thần tiên kỳ diệu sắc hương Dingo đáng yêu , Donald khàn giọng vịt Nhưng Anh dạy trẻ em yêu loài chuột Tàn ác bất công với chú Mèo xinh. Bạo lực và xỏ xiên trên những khuôn hình Cuốn hút bao mắt tròn thơ dại Và Âm nhạc của tâm hồn nhân loại Trong tay Anh thành khúc nhạc hề ! Tôi yêu cô Tấm xứ tôi hiền hậu chân quê Khúc ru Bống hoá giải bao thù hận Waltz Disney , xin Anh đừng giận Tôi sẽ dạy cháu tôi yêu nhạc , yêu mèo Cổ tích xứ tôi thấm đẫm tình yêu Khoảnh khắc Ai nói thời gian bóng câu Bước thời gian chậm mà chắc lắm Bình thản vô tình con đường thăm thẳm Bỗng cuối đường chuông nguyện vang xa Nhớ mặt người và những bài ca Lao xao giảng đường... bâng khuâng biên giới ... Sắc Păng-xê gợi Bằng lăng bối rối Đất khách hay góc phố quê mình Cứ đi , cứ đi ... như kẻ vô tìnhChạm heo may , bỗng nhìn lên mái tóc Màu thời gian như rừng Phong điểm bạc Khách lữ hành mong bếp lửa reo vui Đuôi mắt chân chim em vẫn bồi hồi Nhìn bóng anh xa dần trong cát bụi ... Đất nước hai đầu gánh thời gian lầm lụi Cái hữu hạn của ta , cái vô hạn của Người Ta chỉ là khoảnh khắc . Thời gian ơi Khoảnh khắc ấy vinh quang hay chìm đắm Số phận con người khoảnh khắc mà thôi ... Loé sáng lên đi , ánh La de ngạo nghễ Rực rỡ chói loà những mưa nguồn chớp bể Đừng chìm vào dằng dặc đêm bình yên ... Lý Thông ngang nhiênTôi thấy Lý Thông chui ra từ vỏ quả thị quá mềm, Mựơn hương thị thơm để đứng gần Ông Bụt đang cười toét miệng Vẫy tay chào chim Đại bàng cắp Công chúa Quỳnh Nga ngang trời bay liệng Dúi vào tay cô Tấm hũ mắm đầu người Vung rìu Thạch Sanh chặt rừng mãi không thôi Nấu cái niêu thần thành vô số bữa ăn ê hề sơn hào hải vị Có cả món dơi goá chồng , bẫy từ ngôi chùa Khơ-me xa ngàn hải lý Gan ruồi , mỡ muỗi, voi chín ngà , gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... Gảy ngón đàn tích tịch tình tang vút cao Làm ông quan đội mũ Ô Sa bỗng nhiên câm lặng Có lúc y hoá thành chim Vàng Anh hót mê hồn trong chiều vắng Để gả cô Cám lọc lừa cho gã trai tơ, Có lúc y bán rao giữa phố chợ xô bồ Những đề thi và luận văn Tiến sĩ Con bọ hung dũi dọc dũi ngang cuộc đời vô sỉ Lưỡi tầm sét Thiên Lôi đánh vào đâu nào có ai hay |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét